Pháp luật

Quyết định mới nhất về quyền nuôi con sau ly hôn 2017

quyen-nuoi-con-sau-ly-hon

Bên cạnh việc phân chia tài sản thì việc giành quyền nuôi con cũng là một trong những vấn đề thắc mắc, khó khăn của rất nhiều cặp vợ chồng sau khi ly hôn. Dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày Quyết định mới nhất về quyền nuôi con sau ly hôn.

Quyền nuôi con sau khi ly hôn

Dựa theo Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định về việc nuôi dưỡng và giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

–  Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

– Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

– Con dưới 3 tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

quyen-nuoi-con-sau-ly-hon1

Theo đó, về việc trực tiếp giành quyền nuôi con sau ly hôn:

– Về nguyên tắc, vợ hoặc chồng có thể tự mình thỏa thuận với nhau về việc ai sẽ là người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn và Tòa án sẽ ghi nhận điều này trong bản án.

– Trường hợp hai bên thỏa thuận nuôi con không thành công thì Tòa sẽ đưa ra quyết định giao quyền trực tiếp nuôi con cho một trong hai bên. Khi xem xét ai sẽ là người sẽ trực tiếp nuôi con sau ly hôn, Tòa sẽ căn cứ vào nhiều phương diện, yếu tố để lựa chọn người phù hợp nhất có thể nuôi dạy, chăm sóc và đáp ứng một cách tốt nhất cho sự phát triển của đứa con. Trên thực tế Tòa án sẽ dựa theo 3 tiêu chuẩn sau:

+ Điều kiện vật chất gồm: Ăn uống, chỗ ở, điều kiện sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố nàycăn cứ theo thu nhập, tài sản, chỗ ở của hai bố mẹ.

Điều kiện vật chất, thu nhập của người vợ hoặc chồng sẽ là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn tới việc giành quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

+ Điều kiện về tinh thần gồm: Thời gian chăm sóc, dạy bảo, nuôi nấng con; sự yêu thương, tình cảm đối với con từ trước đến nay; điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức,học vấn của cha mẹ.

Những “ tính xấu”, thời gian chăm sóc có thể con sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc giành quyền nuôi con.

+ Xét theo nguyện vọng của con: Xem xét trong bố hoặc mẹ thì con thích sống với ai hơn (nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên).

Chú ý :

– Trường hợp con từ đủ 7 tuổi trở lên thì sẽ xem xét đến 3 yếu tố đó là điều kiện vật chất, tinh thần và mong muốn của con nêu trên.

– Trường hợp con dưới 7 tuổi thì sẽ xem xét đến 2 yếu tố về điều kiện vật chất và điều kiện tinh thần nêu trên.

– Trường hợp con dưới 3 tuổi thì được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dạy. Quyền này ưu tiên cho người mẹ, vì ở độ tuổi này trẻ con rất cần sự chăm sóc, nuôi dưỡng của người mẹ, thiếu đi bóng dáng mẹ thì sự phát triển của trẻ nhỏ sẽ bị ảnh hưởng khá lớn.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng là do người mẹ chăm sóc. Khi người mẹ không đủ khả năng về các điều kiện để có thể trực tiếp chăm sóc, nuôi nấng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác thì Tòa án vẫn sẽ có quyết định khác nhằm phù hợp nhất với lợi ích của con.

Quyền chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn.

Sau khi ly hôn, cha hoặc mẹ không có quyền trực tiếp chăm sóc con vẫn có các nghĩa vụ sau :

– Có nghĩa vụ tôn trọng về quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

– Có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con về vật chất cũng như tinh thần.

Sau ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con khi chưa vị thành niên (dưới 18 tuổi) hoặc đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự, hoặc không có khả năng lao động và cũng không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con vẫn có nghĩa vụ chu cấp cho con để con có thể phát triển tốt nhất.

– Sau khi ly hôn, các quyền và nghĩa vụ về việc thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con nhưng lại lợi dụng việc gặp gỡ, thăm nom,  con để ngăn cản hoặc có những ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc ảnh hưởng xấu đến sự phát triển toàn diện của con thì người trực tiếp nuôi con có quyền nhờ Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người kia.

Trên đây là những quy định mới nhất về quyền nuôi con sau ly hôn. Mong rằng sẽ giải đáp phần nào những thắc mắc, nghi vấn của bạn đọc.

>>Xem thêm :

Trả lời