Blog

Các vấn đề về hôn nhân thực tế

hon-nhan-thuc-te1

Khái niệm hôn nhân thực tế có vẻ xa lạ với rất nhiều người. Những vấn đề xung quanh khái niệm này cũng vì thế mà mập mờ, chưa rõ ràng và nhiều thắc mắc. Hiện nay tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau về hôn nhân thực tế. Vậy hôn nhân thực tế là gì? Những yêu cầu và điều kiện nào để được công nhận là hôn nhân thực tế? Hôn nhân thực tế có bất cập gì không? Mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu về những thắc mắc này.

1. Hôn nhân thực tế là gì?

hon-nhan-thuc-te

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 77/2001/NĐ-CP thì ta có định nghĩa hôn nhân thực tế như sau : “ Những trường hợp quan hệ vợ chồng trước 3/1/1987 mà chưa đăng ký kết hôn thì sẽ được Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho đăng ký kết hôn. Việc đăng ký đối với những trường hợp như vậy sẽ không bị hạn chế về thời gian”

Dù vậy, để được công nhận là chung sống với nhau trên thực tế thì cần đáp ứng tất cả các điều kiện sau :

  • Hai bên chung sống với nhau như vợ chồng trước 3/1/1987 mà không có đăng ký kết hôn.
  • Hai bên phải được đăng ký kết hôn hợp pháp theo Luật Hôn nhân gia đình 1960 trừ trường hợp cán bộ trong Nam tập kết ra ngoài Bắc kết hôn khác trước giải phóng nếu như hai người vợ có thể cảm thông chia sẻ và chung sống với nhau hòa thuận thì Tòa án có thể không hủy hôn nhân thứ hai.

2. Quy định về hôn nhân thực tế.

– Nam và nữ cùng chung sống với nhau từ 3/1/1987 đến 1/1/2001 mà có đủ các điều kiện để kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình 2000 thì có quyền và nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong 2 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho tới ngày 1/1/2003. Trong thời gian này mà không có đăng ký kết hôn, khi yêu cầu Tòa giải quyết ly hôn thì Tòa sẽ thụ lý vụ án theo Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 nhưng không công nhận hai bên là vợ chồng hợp pháp.

– Từ 1/1/2001 trở đi, nam và nữ mà chung sống cùng nhau mà không đăng ký kết hôn đều không được pháp luật thừa nhận là vợ chồng hợp pháp, nếu có xảy ra ly hôn thì Tòa sẽ thụ lý và tuyên bố không công nhận là vợ chồng, nếu có tranh chấp về quyền nuôi con và phân chia tài sản thì Tòa sẽ áp dụng khoản 2,3 điều 17 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 để giải quyết, tức là sẽ giải quyết như các trường hợp ly hôn với vợ chồng hợp pháp.

– Hồ sơ ly hôn của hôn nhân thực tế gồm :

  • Đơn xin ly hôn ( theo mẫu)
  • Xác nhận của chính quyền địa phương về quá trình chung sống của hai người
  • Chứng minh nhân dân của vợ/chồng ( bản sao có công chứng )
  • Giấy khai sinh của con ( nếu có)
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản ( trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được về vấn đề này.

Trả lời